Tư vấn chi tiết: Bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không?

Đăng bởi BÁNH TRÁNG TRỘN CÔ ÚT vào lúc 02/11/2020

Bánh tráng trộn là một món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, đối với bà bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Trả lời câu hỏi này bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn để bạn có thể tham khảo.

Bánh tráng trộn là món ăn vặt như thế nào?

Bánh tráng trộn là món ăn đặc sản có nguồn gốc từ Tây Ninh mang hương vị đặc trưng lai dai của bánh tráng, mùi thơm thoang thoảng của muối tôm. Ăn miếng bánh tráng trộn bạn sẽ khó mà phát hiện món bánh nghiêng về vị chua hay ngọt bởi hầu hết các hương vị đã được hòa quyện hài hòa lại với nhau. Đặc biệt khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị cay làm tê tê đầu lưỡi, cứ phải gọi là ngon tuyệt cú mèo.

Chính vì hương vị bùi, thơm vô cùng đặc của bánh tráng trộn mà hiện nay món ăn vặt này đã thu hút rất nhiều giới trẻ, các bạn sinh viên và học sinh ưa thích.

Hình ảnh món bánh tráng trộn ngon trứ danh

Hình ảnh món bánh tráng trộn ngon trứ danh

Đánh giá thành phần của món bánh tráng trộn đối với bà bầu

Như đã giới thiệu qua thì trong thành phần của bánh tráng trộn có rất nhiều nguyên liệu. Cụ thể:

  • Bánh tráng: Đây là thành phần được đánh giá là cũng khá an toàn, ít bị làm giả hay kém chất lượng, không đạt vệ sinh.
  • Xoài xanh: Xoài xanh chua có thể tìm mua ở ngoài chợ, là một loại hoa quả chưa chín nên cũng rất ít bị dùng thuốc.
  • Hành khô đảo qua dầu ăn: Đây là nguyên liệu có thể tự làm. Tuy nhiên nguyên liệu này cũng được làm với nguyên liệu không đảm bảo như khoai tây thối + dầu thải + tinh dầu hành tím = Hành phi. Hoặc sử dụng hành thật nhưng dầu phi là dầu thải, dẫn đến không hợp vệ sinh.
  • Thì bò khô (mực khô): Đây là thành phần dễ làm kém chất lượng nhất của món bánh tráng trộn. Hầu hết thành phần này được làm từ thịt lợn thối, thịt lợn bệnh.
  • Tép sấy khô: Nhìn chung tép sấy khô vẫn là nguyên liệu được đánh giá khá an toàn ở món bánh tráng trộn.
  • 2 - 3 quả trứng cút: Là nguyên liệu bạn có thể an tâm về chất lượng
  • Gia vị: nước sốt, muối tôm, sa tế
  • Rau răm: Đây là nguyên liệu không tốt đối với bà bầu

Nhiều thành phần trong món bánh tráng trộn dễ bị làm kém chất lượng

Nhiều thành phần trong món bánh tráng trộn dễ bị làm kém chất lượng

Bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không?

Dựa trên những đánh giá của món bánh tráng trộn ở trên thì chắc chắn bạn đã tìm được câu trả lời cho mình rồi.

Trường hợp các nguyên liệu không hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho mẹ bầu. Đặc biệt khi mẹ bầu mới chỉ 2 tháng, đây là giai đoạn bé đang hình thành các bộ phận cơ thể, rất nhạy cảm. Vậy nên nếu mẹ bầu ăn bánh tráng trộn được làm từ nguyên liệu không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, sự phát triển thần kinh, sức khỏe của bé. Thậm chí là khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc thai nhi chết lưu nếu mẹ bầu ăn quá nhiều bánh tráng trộn mất an toàn vệ sinh trong một thời gian dài.

Trường hợp bánh tráng trộn có thành phần rau răm ảnh hưởng đến mẹ bầu. Theo như Y Khoa, rau răm được gọi là thủy liễu, trong quá trình thai nhi hình thành chưa ổn định thì rau răm có thể kích thích thành tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, ăn rau răm nhiều sẽ dễ bị mất máu, đặc biệt không tối đối với mẹ bầu.

=>> Trả lời câu hỏi bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không? Các chuyên gia khuyên rằng nếu có thể bà bầu 2 tháng tốt nhất không nên ăn bánh tráng trộn. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Nhi (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM) nói rằng: “Bánh tráng trộn là món nguội, rất dễ làm không hợp vệ sinh, không được tiệt trùng nhiều như các thực phẩm khác. Dẫn đến người ăn vào dễ bị nôn ói, nhức đầu,...”.

Nếu muốn ăn bánh tráng trộn mẹ bầu nên bỏ thành phần rau răm và mua ở hàng quán đảm bảo vệ sinh, chất lượng

Nếu muốn ăn bánh tráng trộn mẹ bầu nên bỏ thành phần rau răm và mua ở hàng quán đảm bảo vệ sinh, chất lượng

Muốn ăn bánh tráng trộn thì phải làm sao?

Cũng có trường hợp nghén ăn bánh tráng trộn thì mẹ bầu có thể lưu ý một số điều sau:

  • Không thêm thành phần rau răm vào trong bánh tráng trộn
  • Không nên mua bánh tráng có dấu hiệu ẩm mốc. Mẹ bầu hoặc người thân nên xem xét kỹ nguyên liệu bánh tráng để tránh tình trạng ẩm mốc, bởi nguyên liệu này rất dễ hư hỏng nếu tiếp xúc với không khí.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng thành phần khô mực, khô bò là thịt thật không phải làm từ rễ cây
  • Hỏi kỹ lưỡng người bán hàng từ các loại sốt có rõ nguồn gốc hay không?

Nếu mẹ bầu quá nghén và thèm ăn bánh tráng trộn thì nên lưu ý những điều trên. Đồng thời nên tìm cho mình cửa hàng bán bánh tráng trộn uy tín, đã có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo hơn.

Trên đây là những lời khuyên về mẹ bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không. Hy vọng rằng với những lời khuyên trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm những cân nhắc về món ăn bánh tráng trộn.

Xem khuyến mãi:

https://www.facebook.com/banhtrangtronlongancout

 

 

 

 

 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: